[Thiet ke nha nho]- Ngày nay, khái niệm “Tòa nhà xanh” không còn xa lạ tại các nước phát triển. Theo ước tính, hiện đã có hơn 30 tỷ USD được chi cho việc xây dựng hàng trăm toà nhà xanh trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, những tòa nhà xây dựng lâu đời cũng cải tạo lại theo xu hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Tại Việt Nam, trước diễn biến giá năng lượng leo thang cùng với hàng loạt các vấn đề về môi trường ngày càng gây tác hại nghiêm trọng, Nhà nước cũng đã có nhiều động thái khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư nhiều giải pháp trong xây dựng nhằm hướng đến danh hiệu tòa nhà xanh.
Thế nào là “Tòa nhà xanh”?
Khái niệm ‘Tòa nhà xanh” được hiểu là những tòa nhà đạt chuẩn về sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm sự tỏa hơi do hiệu ứng nhà kính, bảo toàn nguồn nước, chống ô nhiễm tiếng ồn, nguồn nước, không khí, đất và ánh sáng. Chủ đầu tư đã đưa thêm những giải pháp để giúp cho công trình của họ được an toàn hơn, sạch hơn, và được coi là nơi có môi trường làm việc, sinh sống và vui chơi thân thiện với môi trường.
Hiệu quả của những tòa nhà xanh là giúp làm giảm mức tiêu thụ điện do sử dụng năng lượng tự nhiên, nguồn nước tưới tiêu, giảm rác thải do quá trình tái chế và tái sử dụng cũng như các chất gây ô nhiễm.
Tòa nhà khách sạn Ana Mandara Villas Dalat – giải nhất loại hình tòa nhà nhiệt đới cuộc thi Tòa nhà hiệu quả năng lượng Đông Nam Á năm 2010
Hiện trạng tình hình sử dụng năng lượng của tòa nhà tại Việt Nam
Đô thị Việt Nam phát triển rất nhanh, hằng năm 1,2 triệu người vào đô thị cần xây mới 30 triệu mét vuông nhà ở. Cả nước hiện có gần 730 đô thị. Mức tăng trưởng dân số đô thị tăng từ 12 triệu dân (năm 1986) và đến nay đã đạt từ 22 - 23 triệu người (chiếm 27 - 28% dân số cả nước). Tiêu thụ điện năng theo đó cũng tăng lên để đáp ứng yêu cầu tiện nghi ngày càng cao. Sản lượng điện cần cung cấp cho nhóm nhà hàng, thương mại và sinh hoạt chiếm khoảng 48% cơ cấu điện thương phẩm, tạo sức ép lớn về đầu tư nguồn và lưới điện.
Tốc độ tăng trưởng xây dựng tăng bình quân 15%/năm. Sắp tới, số toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị mới sẽ tăng thêm rất nhiều và tỷ lệ sử dụng năng lượng trong các toà nhà chiếm từ 35 - 40% tổng năng lượng tiêu dùng. Khảo sát các công trình cao tầng tại các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM cho thấy năng lượng sử dụng trong các toà nhà, công trình cao tầng là rất lớn nhưng không hiệu quả và không kiểm soát được. Trong số này, nhiều công trình do nước ngoài xây dựng. Chúng được thiết kế theo phong cách nước ngoài, không phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên ở Việt Nam. Gần đây khuynh hướng thiết kế các công trình với nhiều mảng kính lớn thịnh hành, trào lưu chạy theo kiến trúc hiện đại phương Tây và bỏ qua tiêu chuẩn, điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Những bất hợp lý trong việc thiết kế công trình, đặc biệt phần vỏ cách nhiệt kém, không tổ chức chiếu sáng, thông thoáng tự nhiên và phải gắn thiết bị điện đã làm thất thoát từ 20 - 25% nguồn năng lượng.
Với thực tế đó, thiết nghĩ cần có nhiều hoạt động hơn nữa để khuyến khích đối tượng tòa nhà đầu tư và thực hiện tiết kiệm năng lượng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và hiệu quả kinh tế.
Tòa nhà xanh – xu hướng và hội nhập
Với những lợi ích thiết thực từ khâu thiết kế đến các giải pháp tiết kiệm năng lượng, các chủ công trình tòa nhà xanh không những tiết giảm được chi phí năng lượng, góp phần không nhỏ vào lợi ích chung của xã hội và môi trường mà còn nâng cao cơ hội cạnh tranh và lòng tin của khách hàng, đặc biệt là khách hàng quốc tế.
Với những chủ đầu tư quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà thì cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” trong nước 4 năm qua không còn xa lạ nữa. Song song đó, giải thưởng Tòa nhà xanh cho cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng Đông Nam Á” được tổ chức hàng năm, luân phiên tại các quốc gia trong khu vực cũng rất được xem trọng. Qua 4 năm tham gia cuộc thi này, các đại diện của Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng cao. Mới nhất, trong cuộc thi lần 4 được tổ chức vào tháng 6 năm 2010 tại Việt Nam, tòa nhà khách sạn Ana Mandara Villas Dalat đã đạt giải nhất loại hình tòa nhà nhiệt đới.
Thực tiễn đã cho thấy rõ lợi ích của các tòa nhà hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, sẽ không thể thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm năng lượng nếu chỉ dựa vào giải pháp liên quan đến thiết kế và máy móc, thiết bị mà ý thức của con người cũng góp phần đáng kể cho việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của tòa nhà. Vì vậy, việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng năng lượng là một kế hoạch không thể thiếu cho bất kỳ chủ công trình xanh nào.
Với những lợi ích thiết thực từ khâu thiết kế đến các giải pháp tiết kiệm năng lượng, các chủ công trình tòa nhà xanh không những tiết giảm được chi phí năng lượng, góp phần không nhỏ vào lợi ích chung của xã hội và môi trường mà còn nâng cao cơ hội cạnh tranh và lòng tin của khách hàng, đặc biệt là khách hàng quốc tế.
Với những chủ đầu tư quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà thì cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” trong nước 4 năm qua không còn xa lạ nữa. Song song đó, giải thưởng Tòa nhà xanh cho cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng Đông Nam Á” được tổ chức hàng năm, luân phiên tại các quốc gia trong khu vực cũng rất được xem trọng. Qua 4 năm tham gia cuộc thi này, các đại diện của Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng cao. Mới nhất, trong cuộc thi lần 4 được tổ chức vào tháng 6 năm 2010 tại Việt Nam, tòa nhà khách sạn Ana Mandara Villas Dalat đã đạt giải nhất loại hình tòa nhà nhiệt đới.
Thực tiễn đã cho thấy rõ lợi ích của các tòa nhà hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, sẽ không thể thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm năng lượng nếu chỉ dựa vào giải pháp liên quan đến thiết kế và máy móc, thiết bị mà ý thức của con người cũng góp phần đáng kể cho việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của tòa nhà. Vì vậy, việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng năng lượng là một kế hoạch không thể thiếu cho bất kỳ chủ công trình xanh nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét